Giá trị thặng dư là gì? Những điều cần biết về giá trị thặng dư

 Giá trị thặng dư là gì? Thực chất giá trị thặng dư là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên đây cũng là một khái niệm khó hiểu.

Nếu như bạn làm trong lĩnh vực kinh tế hay thường xuyên quan tâm đến các tin tức về kinh tế thì chắc chắn đã được nhắc đến thuật ngữ giá trị thặng dư. Tuy nhiên, cũng có nhiều người không hiểu rõ về thuật ngữ giá trị thặng dư là gì? Ý nghĩa của giá trị thặng dư như thế nào? Bởi đây là thuật ngữ có nghĩa khá trừu tượng, khó hiểu nên bạn cần tìm hiểu kỹ.

Nghĩa của giá trị thặng dư là gì?

Chắc hẳn trong cuộc sống chúng ta thường được nhắc đến thuật ngữ giá trị thặng dư rất phổ biến. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ về giá trị thặng dư là gì cũng như bản chất của nó như thế nào?

Giá trị thặng dư trong tiếng Anh được gọi là surplus value. Đây chính là thuật ngữ được sử dụng để chỉ cho giá trị do các công nhân lao động sản xuất làm ra vượt quá số giá trị về sức lao động của những người công nhân này làm ra. Như chúng ta đã biết, đối với hoạt động sản xuất thì nhà tư bản cần phải chi trả số chi phí vào các loại tư liệu sử dụng để sản xuất, trả phí cho sức lao động của công nhân. Mục đích của việc họ chi những khoản tiền này là nhằm thu về những số tiền lớn hơn số tiền họ chi ra trong quá trình thực hiện sản xuất hàng hóa, sản phẩm. Theo đó, số tiền dư mà nhà tư bản chiếm lấy này là giá trị thặng dư. 

Tuy nhiên, giá trị này lại bị nhà tư bản chiếm lấy hết mà không được trả công. Chính giá trị thặng dư là nguồn gốc tạo ra các khoản thu nhập chính của nhà tư bản cũng như các giai cấp khác bóc lột trong CNTB.

Bản chất của thặng dư là gì?

Vậy bạn đã hiểu được nghĩa của giá trị thặng dư là gì? Vậy bản chất của giá trị này được hiểu như thế nào?

Theo nghiên cứu của Mác về sự hao phí về lao động. Trong đó, ông cho rằng những công nhân làm thuê đã sản xuất ra nhiều giá trị so với những chi phí mà nhà tư bản đã trả cho họ. Nhà tư bản càng luôn cố gắng bóc lột sức lao động của người lao động để tạo ra được nhiều giá trị thặng dư hơn cho riêng mình. Càng bóc lột nhiều thì giá trị mà họ nhận được lại càng càng cao.

Bởi vậy mà những người lao động nghèo thì mãi vẫn cứ nghèo, còn những nhà tư bản giàu có thì ngày càng giàu. Theo quan điểm của Mác, sự bóc lột về sức lao động của nhà tư bản đối với công nhân chỉ được loại bỏ khi mà nhà tư bản trả cho những người công nhân tất cả những giá trị mà họ đã làm ra.

Giá trị thặng dư được sản xuất theo những phương pháp nào?

Hiện nay có 2 phương pháp để sản xuất ra giá trị thặng dư. Cụ thể 2 phương pháp này bao gồm:

Sản xuất giá trị thặng dư tuyệt đối

Giá trị thặng dư tuyệt đối được biết đến là phương pháp được thực hiện bằng cách kéo dài thời gian lao động của công nhân vượt quá so với mức giới hạn quy định về thời gian công nhân làm việc. Thời gian công nhân thực hiện công việc càng kéo dài nhưng thời gian lao động thì vẫn không thay đổi nên phần giá trị thặng dư sẽ tăng lên.

Phương pháp sản xuất này được áp dụng rất phổ biến ở giai đoạn đầu của CNTB. Bởi thời điểm này công nhân còn thực hiện lao động một cách thủ công, tạo ra được năng suất còn thấp. Thế nên, những nhà tư bản này càng nảy sinh về lòng tham vô đáy, họ làm mọi thủ đoạn để công nhân phải lao động vượt mức thời gian quy định cũng như số chi phí tiền lương mà họ được nhận. 

Sức lực, sự chịu đựng của con người cũng có giới hạn. Vậy nên, nhiều công nhân đứng lên đấu tranh đòi quyền lợi nên các nhà tư bản này cũng không thể thực hiện kéo dài ngày lao động quá mức. 

Sản xuất giá trị thặng dư tương đối

Đây là phương pháp tạo ra giá trị thặng dư qua việc rút ngắn thời gian lao động tất yếu nhưng lại tăng năng suất lao động của công nhân. Phương pháp này được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực sản xuất vật phẩm tiêu dùng để cho giá trị sức lao động được giảm xuống. Khi ngày lao động không đổi thì thời gian lao động giảm sẽ làm tăng về thời gian lao động thặng dư.

Trên đây là thông tin về giá trị thặng dư là gì cũng như bản chất của nó. Mong rằng kiến thức chia sẻ trên sẽ hữu ích với bạn đọc.

Tin tức