Những Player đầu tiên được phong “Thánh Nhân” trong lịch sử DotA là những ai? (Phần 2) Update 12/2024

Ở phần trước, chúng ta đã nói về sự vĩ đại của những “thánh nhân thế hệ 1.0” như BurNing, Loda hay Merlini. Vì vậy, trong phần thứ 2 này, hãy cùng đến với 3 cái tên cuối cùng trong danh sách “Lục Thánh Nhân” đầu tiên trong lịch sử DotA nhé.

YaphetS/PIS (P-God)

Trong số những player đầu tiên được phong “thánh”, có một trường hợp vô cùng đặc biệt. Anh không phải là một pro player quá nổi tiếng như những BurNing, Loda, Merlini, hay có thể nói thẳng ra là anh chả có thành tích nào nổi bật khi thi đấu chuyên nghiệp cả. Tuy nhiên, cái tên của anh vẫn được cả thế giới nhắc đến như một trong những player đời đầu vĩ đại nhất trong lịch sử Dota. Anh chính là “P-God” YaphetS.


Ai chơi DotA thì chắc chắn cũng đều phải một lần nghe qua cái tên YaphetS

Nguyên nhân đằng sau sự vĩ đại của YaphetS cũng khá đơn giản thôi. Anh được mệnh danh là “Game thủ Shadow Fiend hay nhất trong lịch sử DotA” với những pha xử lý không tưởng. Ngày 27 tháng 3 năm 2010, video Perfect Is Shit gồm toàn những Highlights SF của YaphetS được đăng tải trên Youtube đã ngay lập tức thu hút cả triệu lượt xem. Bất cứ ai khi xem YaphetS múa Nevermore đều sẽ phải há hốc mồm với những pha Raze góc siêu ảo, những pha Fake Raze, Blind Raze cực kỳ nhạy cảm. Gần như những gì khó nhất với Shadow Fiend đều được YaphetS thực hiện hoàn hảo như một con Robot được lập trình sẵn. Khi mà cả thế giới còn đang dạy nhau cách build Lothar cho Nevermore thì YaphetS đã trở thành người tiên phong cho style SF Blink Dagger, trở thành nguồn cảm hứng cho biết bao những Mid Laner ở thời điểm hiện tại.

Một trong những Highlights nổi tiếng nhất của YaphetS mà chắc chắn game thủ DotA 1 nào cũng biết tới

Tuy vậy, danh tiếng của YaphetS cũng chỉ dừng lại ở mức của một pubstar. Anh đã từng thử thi đấu chuyên nghiệp trong màu áo của những CityHunter hay Nirvana.cn, bên cạnh những huyền thoại nổi tiếng nhất Trung Quốc lúc bấy giờ như KingJ hay Zhou, nhưng danh hiệu mà YaphetS đạt được cũng không phải quá nhiều. Sang đến Dota 2 thì anh gần như biến mất hoàn toàn khỏi đấu trường chuyên nghiệp với danh tiếng gắn liền cùng những Drama nhiều hơn là thành tích. YaphetS giải nghệ vào năm 2015 sau một pha fake chấn thương tay nổi tiếng để “trốn” khỏi Team FanTuan và trở lại làm một Streamer fulltime cho đến thời điểm hiện tại.


Dù không phải là một Pro Player giàu thành tích, nhưng YaphetS vẫn xứng đáng với danh hiệu “P-God” mà cộng đồng Dota đã dành cho anh

Vigoss (V-God)

Những người mới chơi Dota hiện nay có lẽ sẽ ít ai biết về cái tên Vigoss, Ganker xuất sắc nhất trong lịch sử Dota. Anh chính là người định nghĩa cho khái niệm “Mid Level 6 đi gank đi mày?” thời bấy giờ với những Hero tủ như Queen of Pain hay Mirana. Không giống như nhiều Midlaner khác có lối chơi an toàn, giữ Lane để farm, Vigoss ưa chuộng sự hổ báo khi luôn có mặt trong những điểm nóng trên bản đồ. Lối đánh hoa mỹ, sự sáng tạo, biến hóa khôn lường trong lối chơi đã biến Vigoss trở thành player có lượng fan base đông đảo nhất thế giới thời DotA 1.


Cũng giống như Merlini, những khán giả Dota bây giờ có lẽ sẽ cảm thấy lạ lẫm với cái tên Vigoss

Khoảng thời gian Vigoss chơi cho Virtus Pro chắc hẳn là thời điểm huy hoàng nhất của anh, Vigoss cùng với Virtus Pro liên tục chiến thắng tại nhiều giải đấu lớn lúc bấy giờ như: MYM Prime Defending 6, 7, 8, Asus Open Summer, Asus Open Spring. Năm 2008, Vigoss được cộng đồng Dota bầu chọn là “Ganker của năm” và đó cũng là lúc mà cái tên “V-God” nổi danh khắp thế giới.


Hoàn toàn có thể nói rằng Vigoss là người đã tạo ra khái niệm chuẩn chỉ về một Ganker trong DotA

Thời điểm bước sang Dota 2 cũng là lúc mà Vigoss đã bước sang bên kia sườn dốc của sự nghiệp. Anh chỉ có một lần tham dự The International 2012 cùng Moscow 5 trước khi phiêu bạt khắp nơi suốt những năm sau đó. Lần cuối cùng người ta thấy cái tên Vigoss xuất hiện là vào năm 2016 khi anh tuyên bố sẽ nghiêm túc trở lại thi đấu chuyên nghiệp, nhưng sau cùng, anh vẫn phải lẳng lặng lui về hậu trường khi không thể bắt kịp với lớp trẻ lúc bấy giờ.

YamateH (Y-God)

YamateH là game thủ duy nhất đến từ Đông Nam Á được nằm trong danh sách “các thánh nhân” đầu tiên trong lịch sử DotA. Là một player cùng lứa với những BurNing và Loda, YamateH bắt đầu sự nghiệp của mình từ năm 2007 và ngay lập tức chứng minh được đẳng cấp của một trong những Carry kiêm Midlaner xuất sắc nhất lúc bấy giờ. Ngay tại giải đấu đầu tiên mà anh tham dự trong màu áo Kingsurf, YamateH đã quật ngã SK Gaming bất khả chiến bại của Loda với tỷ số 2 – 0, trong đó game thủ người Malaysia để lại ấn tượng mạnh với một pha Triple Kill và Ultra Kill. Kể từ đây, sự nghiệp của YamateH lên như “diều gặp gió”. Anh liên tiếp gặt hái những thành tích không tưởng, điển hình như vị trí á quân tại ESWC 2008, đưa Đông Nam Á vươn lên đứng ngang hàng với những khu vực lớn khác trên thế giới. Năm 2010, YamateH cũng từng có trận Solo đỉnh cao với YaphetS, nhưng kết quả là anh vẫn bị khuất phục trước game thủ được mệnh danh “Ông hoàng Shadow Fiend” này.

Trận solo lịch sử giữa Best Midlaner của Đông Nam Á và Best Shadow Fiend của thế giới

Chuyển sang Dota 2, YamateH tiếp tục được khẳng định trong màu áo Orange và Zenith, nhưng sự bất đồng giữa anh và người đàn em Mushi đã khiến cho sự nghiệp của YamateH bắt đầu có những dấu hiệu đi xuống khi anh liên tục phải tìm bến đỗ mới. Ở thời điểm hiện tại, YamateH đã 31 tuổi nhưng anh vẫn tiếp tục gắn bó với nghiệp cầm chuột khi trở thành người hướng dẫn cho lớp trẻ tại các team Tier 2 – 3 ở Malaysia.


YamateH (bên phải ngoài cùng) trong màu áo HKT, à nhầm Kingsurf

>>> Gh, Saksa và những pha “Lê Lai cứu chúa” ấn tượng của các Support Player